Uỷ ban nhân dân Huyện Yên Khánh
Chào mừng bạn đến với Trang thông tin điện tử huyện Yên Khánh

Thay đổi tư duy sử dụng văn bản điện tử không kèm văn bản giấy

Thứ bảy, 12/09/2020

                                   

        Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ (VPCP) Mai Tiến Dũng, Tổ trưởng Tổ công tác của Thủ tướng chủ trì buổi làm việc (Ảnh: TTXVN)

VTV.vn - Đó là yêu cầu của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng trong buổi kiểm tra cải cách hành chính và xây dựng Chính phủ điện tử tại 7 tỉnh.

Chiều 11/9, Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ kiểm tra cải cách hành chính và xây dựng Chính phủ điện tử tại 7 tỉnh: Hà Nam, Nam Định, Bắc Giang, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Thái Bình. 

Nhấn mạnh quyết tâm xây dựng Chính phủ điện tử, Chính phủ số, nền kinh tế số và yêu cầu của Thủ tướng phải kết nối được 30% dịch vụ công của địa phương với Cổng Dịch vụ công quốc gia vào cuối năm 2020, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết, đa số các địa phương đến nay mới chỉ tích hợp được 6-7 dịch vụ công.

Từ nay đến hết năm, thời gian không còn nhiều, ông đề nghị các địa phương quyết liệt đẩy nhanh tiến độ công việc đạt yêu cầu chỉ đạo của Thủ tướng, tập trung tái cấu trúc quy trình thủ tục hành chính, cắt giảm, đơn giản hóa, đặc biệt là những thủ tục liên quan đến dịch vụ công của người dân và doanh nghiệp. Trên cơ sở cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục, ứng dụng công nghệ thông tin để thực hiện thủ tục, thay đổi tư duy đã sử dụng văn bản điện tử thì không kèm văn bản giấy, bởi nếu không sẽ tốn kém gấp đôi.

Từ nay đến hết tháng 11/2020, các tỉnh này thực hiện kết nối 100% hệ thống chỉ tiêu, báo cáo, thực hiện gửi nhận văn bản điện tử cấp tỉnh sử dụng chữ ký số đạt 70%, cấp huyện 60% và cấp xã, phường, thị trấn đạt 30%.

Dẫn câu chuyện từ Thái Bình hiện mới đang thử nghiệm chữ ký số cá nhân, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nêu, nhiều địa phương đã gửi nhận văn bản tới 4 cấp. Cấp xã, phường, huyện ký nhưng lãnh đạo tỉnh không ký. Muốn thông được, trên phải thông trước, làm sao phải đồng bộ. Nêu rõ đây là việc rất quan trọng, Bộ trưởng yêu cầu Văn phòng Chính phủ phối hợp với Ban Cơ yếu Chính phủ, các nhà mạng đốc thúc đẩy nhanh tiến độ.

Về đề nghị ủy quyền cho địa phương cấp chữ ký số, Bộ trưởng cho biết, vấn đề này đã được bàn thảo nhưng còn có những lo ngại trong quá trình quản lý, cán bộ địa phương có thể bảo mật không tốt, dẫn đến lộ, lọt thông tin. Do vậy, trong khi chưa thực hiện phân cấp được, Ban Cơ yếu Chính phủ đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, điều chỉnh ổn định SIM ký số cho cá nhân, về lâu dài từng bước giao cho địa phương theo "chân rết" ngành dọc của Cơ yếu.

PV (Theo TTXVN) 

Liên kết Website
Thống kê truy cập
Tổng số lượt truy cập
478058

Online 6

Hôm nay 75

Hôm qua 0