Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng công tác kiểm tra, xác định kiểm tra là một trong những chức năng lãnh đạo quan trọng của Đảng, Trong tác phẩm “sửa đối lối làm việc”, Bác đã luận giải hết sức rõ ràng: lãnh đạo đúng có nghĩa là: (1) Phải quyết định mọi vấn đề một cách cho đúng…; (2) Phải tổ chức thực sự thi hành cho đúng…(3) Phải tổ chức sự kiểm soát…Bác còn nhấn mạnh: “Khi đã có chính sách đúng thì sự thành công hoặc thất bại của chính sách đó là do nơi cách tổ chức công việc, nơi lựa chọn cán bộ và do nơi kiểm tra. Nếu ba điều ấy sơ sài thì chính sách đúng mấy cũng vô ích”. Đảng ta khẳng định: Kiểm tra là một chức năng lãnh đạo của Đảng, là nhiệm vụ của toàn Đảng, lãnh đạo mà không kiểm tra coi như không lãnh đạo.
Ngày 16/10/1948, tại Chiến khu Việt Bắc, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra Quyết nghị thành lập Ban Kiểm tra Trung ương, quyết nghị nêu rõ: “...Trung ương quyết định thành lập Ban kiểm tra đi xuống các khu xét xem chủ trương của Đảng có được thi hành và có sát đúng không, đồng thời xem xét sự thi hành kỷ luật trong Đảng để thu thập kinh nghiệm giúp Trung ương bổ khuyết chính sách của Đảng…”. Ban Kiểm tra Trung ương đầu tiên do đồng chí Trần Đăng Ninh, Ủy viên Trung ương Đảng làm Trưởng ban; nơi làm việc tại đồi Pụ Miếu, xóm Phủng Hiển, xã Điềm Mặc, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên. Sau này, Thường vụ Bộ Chính trị khóa VIII quyết định lấy ngày 16/10/1948 là Ngày truyền thống của Ngành Kiểm tra Đảng.
Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng vừa qua đã đánh giá cao hiệu quả của công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật Đảng; nhờ có đổi mới, công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đã có nhiều chuyển biến tích cực theo hướng siết chặt kỷ cương, kỷ luật trong Đảng; những vi phạm của tổ chức đảng, đảng viên được xử lý nghiêm minh, không có “vùng cấm”, không có“ngoại lệ”. Công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật Đảng được tăng cường không chỉ có tác dụng giáo dục những cá nhân, tổ chức có vi phạm mà còn “có tác dụng cảnh báo, cảnh tỉnh, răn đe, phòng ngừa sai phạm đối với tổ chức đảng và cán bộ, đảng viên”. Kết quả của mỗi kỳ họp Ủy ban Kiểm tra Trung ương và các cấp được Nhân dân mong đợi, xem đó là những “chiến công” mới trong công cuộc chống “giặc nội xâm” trong giai đoạn hiện nay…
Đối với Ninh Bình, kể từ khi Tỉnh ủy Đông Dương Cộng sản Đảng Ninh Bình được thành lập và lãnh đạo phong trào cách mạng, công tác kiểm tra của Đảng bộ tỉnh đã được thực hiện. Tháng 8/1947, Tỉnh ủy quyết định thành lập Ban Kiểm soát và sau đó đổi tên là Ban Tổ kiểm. Trong nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ VI (8/1952 - 12/1958), Ban Kiểm tra Tỉnh ủy đã hình thành tổ chức mặc dù không có quyết định bằng văn bản. Ngày 4/8/1957, lần đầu tiên UBKT Tỉnh ủy đuược thành lập thông qua bầu cử. Trải qua 75 năm hoạt động và trưởng thành, công tác kiểm tra của Đảng bộ tỉnh thực sự là một trong những chức năng lãnh đạo, là một bộ phận quan trọng trong toàn bộ công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ.
* CÔNG TÁC KIỂM TRA CỦA HUYỆN NGÀY CÀNG ĐẠT NHIỀU KẾT QUẢ GÓP PHẦN XÂY DỰNG ĐẢNG, HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ TRONG SẠCH, VỮNG MẠNH
Tiếp nối truyền thống của ngành kiểm tra Đảng, dưới sự chỉ đạo sâu sát của Tỉnh uỷ, UBKT tỉnh, Huyện uỷ, Ban Thường vụ Huyện uỷ, trực tiếp là Thường trực Huyện uỷ, công tác kiểm tra, giám sát luôn được cấp và Uỷ ban Kiểm tra các cấp trong Đảng bộ coi trọng và quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện. Qua đó góp phần giữ vững kỷ cương, kỷ luật trong Đảng, tạo sự đoàn kết, thống nhất trong nội bộ cấp uỷ cơ quan, đơn vị, nâng cao năng lực, sức chiến đấu của tổ chức đảng, góp phần xây dựng Đảng bộ huyện và hệ thống chính trị ngày càng trong sạch vững mạnh.
Ngay từ đầu mỗi nhiệm kỳ, Huyện ủy, Ban Thường vụ Huyện ủy đã quan tâm kiện toàn đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm tra từ huyện đến cơ sở với tổng số 114 cán bộ, trong đó có 7 đồng chí ủy viên UBKT Huyện ủy và 107 đồng chí ủy viên UBKT Đảng ủy cơ sở. Thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ bảo đảm đủ về số lượng, chất lượng ngày càng được nâng lên đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới chủ động tham mưu xây dựng thực hiện chương trình công tác toàn khóa, hàng năm; bám sát nhiệm vụ địa phương, đơn vị, chủ động xây dựng ban hành chương trình, kế hoạch kiểm tra, giám sát; nâng cao nhận thức; thực hiện toàn diện đồng bộ, quyết liệt trong tổ chức thực hiện, đảm bảo chất lượng, hiệu quả.
Với những kết quả đạt được trong việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát ngành kiểm tra từ huyện đến cơ sở đã được các cấp biểu dương, khen thưởng; đặc biệt Uỷ ban Kiểm tra Huyện uỷ đã vinh dự được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen giai đoạn 2014-2018./.
Trang TTĐT huyện
Online 151
Hôm nay 830
Hôm qua 0